LEED, viết tắt của cụm từ “Leadership in Energy and Environmental Design” (tạm dịch là “Thiết kế đạt chuẩn hàng đầu về năng lượng...">

Leed certificate - "Thước đo" cần thiết cho nhà máy xanh

10:58:3808/09/2021

Leed certificate là gì ?

LEED, viết tắt của cụm từ “Leadership in Energy and Environmental Design” (tạm dịch là “Thiết kế đạt chuẩn hàng đầu về năng lượng và môi trường”) là một giấy chứng chỉ được cấp bởi Hội đồng Công trình xanh Hoa Kỳ (U.S. Green Building Council), một tổ chức phi chính phủ chuyên đánh giá các công trình, nhà máy đạt chuẩn thân thiện với môi trường.

Tiêu chuẩn LEED là một trong những chứng nhận kiến trúc xanh được công nhận rộng rãi nhất trên thế giới. Các công trình xây dựng chiếu theo chứng chỉ LEED để đặt ra các tiêu chuẩn về mức độ thân thiện với môi trường, việc tạo ra các mảng xanh trên dự án nhà máy nhưng vẫn đảm bảo đáp ứng yếu tố ngân sách mà chủ thầu đã đề ra.

Chứng chỉ LEED được công nhận ở nhiều quốc gia, trong đó có Hoa Kỳ. Việc các nhà máy đáp ứng được tiêu chuẩn khắt khe có thể là một yếu tố khiến các doanh nghiệp lớn, tập đoàn đa quốc gia lựa chọn địa điểm của bạn làm nơi đặt trụ sở, văn phòng làm việc.

Những nhà máy thân thiện với môi trường, đạt chuẩn quốc tế là một cách làm vô cùng hữu hiệu để quảng bá dự án với công chúng, nâng cao hình ảnh và vị thế của chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng đến đối tác, khách hàng, nhà cung ứng và với công chúng.

Việc xây dựng dự án nhà máy đạt chuẩn LEED cũng là cách để doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu của chính phủ và các tổ chức, cơ quan nhà nước về bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.

Chính vì sự phổ biến của nó, rất nhiều các doanh nghiệp đã lựa chọn xây dựng nhà máy đạt chuẩn LEED để đặt trụ sở, văn phòng làm việc của mình trên thế giới. Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ với nhiều tòa nhà cao ốc lớn đạt chứng chỉ này như khu văn phòng của nhà máy ATAD Đồng Nai, văn phòng Johnson & Johnson Việt Nam, tháp đôi Capitial Place…

Cách thức hoạt động của chứng chỉ LEED

Chứng chỉ LEED (LEED Certification) được cấu thành bởi các điều kiện tiên quyết và tín chỉ. Điều kiện tiên quyết là yếu tố bắt buộc mà bất kỳ công trình kiến trúc xanh nào cũng phải có để nhận được chứng nhận LEED. Tín chỉ là những yếu tố tùy chọn mà chủ đầu tư có thể cân nhắc lựa chọn để nâng điểm số đánh giá LEED của dự án.

Mặc dù việc đưa ra các điều kiện tiên quyết và tín chỉ ở mỗi dự án kiến trúc có thể khác nhau đôi chút (tùy vào loại nhà máy và hệ thống xếp hạng có liên quan), nhìn chung, các yếu tố đánh giá thường thấy để đạt tiêu chuẩn LEED bao gồm:

 Địa điểm và hệ thống giao thông lân cận.

  • Cách sử dụng năng lượng.
  • Cách sử dụng tài nguyên, nguồn lực trong quá trình thi công công trình.
  • Chất lượng môi trường không gian bên trong nhà máy.
  • Cách sắp xếp mảng xanh trong tòa nhà.

Điện mặt trời – một giải pháp thiết kế cho các nhà máy xanh

Điện mặt trời áp mái là một trong các giải pháp hữu hiệu để xây dựng các nhà máy bền vững, thân thiện với môi trường. Giải pháp này đã – đang được đẩy mạnh triển khai ở nhiều quốc gia lớn trên thế giới, đang được chú ý tại Việt Nam và mang lại nhiều lợi ích thiết thực.

Nhà máy của BOHO Décor được công nhận là nhà máy sản xuất đồ gỗ nội thất đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ LEED GOLD 

Việc sử dụng điện mặt trời sẽ giúp nhà máy đáp ứng tiêu chuẩn của các chứng chỉ xanh như EDGE, LEED (Hoa Kỳ), Green Mark (Singapore), LOTUS (Việt Nam), BREEAM (Anh), Green Star (Úc)… Ví dụ như, để nhận được chứng nhận LEED, các công trình xây dựng cần tuân thủ các tiêu chuẩn về tiết kiệm năng lượng và tạo ra một môi trường xanh như: Tăng hiệu quả thoát nước, giảm lượng khí thải, nâng cao chất lượng môi trường sống, tăng khả năng thích ứng của công trình với sự thay đổi của môi trường, sử dụng tối ưu nguồn năng lượng tái tạo…

  • Tạo ra năng lượng sạch: Hệ thống tạo ra điện năng tại chỗ cung cấp cho chính nhà máy. Với hệ thống điện mặt trời hòa lưới, điện tiêu thụ trong nhà máy sẽ ưu tiên lấy từ hệ thống, nếu thiếu mới lấy từ lưới điện. Nếu điện tạo ra nhiều hơn nhu cầu tiêu thụ, lượng điện dư sẽ được phát ngược lên lưới điện, bán cho ngành điện. Như vậy, từ một công trình tiêu thụ nhiều điện, việc lắp đặt điện mặt trời giúp mỗi nhà máy trở thành một nguồn cung cấp điện sạch, hoặc ít nhất là tiết kiệm được một lượng điện năng trong suốt 30-50 năm hệ thống điện năng lượng mặt trời vận hành. Nó không chỉ mang lại lợi nhuận kinh tế cho chủ đầu tư mà còn giúp giảm gánh nặng cho ngành điện.Điều này càng được thể hiện rõ hơn khi việc lắp đặt điện mặt trời được thực hiện đồng bộ với các giải pháp tiết kiệm năng lượng khác trong cấu trúc thiết kế.
  • Giàn pin năng lượng mặt trời giúp mái nhà trở thành một “mái xanh”, giúp cách nhiệt cho nhà máy, giảm năng lượng cần thiết để làm mát vào mùa hè, sưởi ấm vào mùa đông. Hệ thống pin mặt trời còn giúp bảo vệ phần mái, giảm sự hư hại do các tác động của môi trường như mưa gió…
  • Tạo nguồn cung điện tại chỗ, không đòi hỏi đầu tư lưới điện truyền tải. Việc đầu tư lưới điện truyền tải không chỉ cần kinh phí rất lớn mà còn liên quan đến nhiều vấn đề kỹ thuật xung quanh việc quản lý, vận hành… Điện mặt trời tại các  nhà máy thường được đấu nối vào lưới điện hạ áp, trung áp hiện hữu.

Năng lượng tái tạo là một xu hướng toàn cầu và đang có những bước phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Điện mặt trời có một thế mạnh so với các dạng năng lượng tái tạo khác là nó có thể được lắp đặt từ quy mô nhỏ (hộ gia đình) tới quy mô rất lớn (nhà máy điện mặt trời). Đây là cơ hội cho chủ đầu tư và các đơn vị áp dụng giải pháp năng lượng tái tạo với giá thành phải chăng. Hi vọng rằng, trong thời gian tới, sẽ có thêm nhiều chủ đầu tư chủ động tận dụng nguồn năng lượng mặt trời cho nhà máy để tiết kiệm năng lượng, chú trọng yếu tố thân thiện với môi trường ở mỗi công trình, tạo một môi trường xây dựng bền vững.